Đối với phương thức xét tuyển thẳng, ngoài tiêu chí xét tuyển thẳng áp dụng theo quy định của Bộ GD-ĐT, nếu đáp ứng một trong các điều kiện do Học viện Nông nghiệp Việt Nam đặt ra, thí sinh cũng sẽ được công nhận tuyển thẳng.
Các điều kiện được Học viện đưa ra gồm: tham gia đội tuyển thi quốc tế Olympic, khoa học kỹ thuật; đạt giải trong các kỳ thi cấp tỉnh, thành phố trở lên; học lực khá ít nhất một năm tại bậc THPT và có IELTS 4.0, TOEFL iBT 45, TOEFL ITP 450 trở lên; học lực giỏi một năm hoặc khá từ bốn kỳ trở lên bậc THPT; là người nước ngoài hoặc người Việt Nam, tốt nghiệp THPT ở nước ngoài.
Đối với phương thức xét học bạ, thí sinh phải có tổng điểm trung bình cả năm lớp 11 hoặc 12 của ba môn thuộc tổ hợp xét tuyển từ 18 trở lên. Điểm xét tuyển là tổng điểm trung bình ba môn và điểm ưu tiên (nếu có).
Ngoài ra, đối với phương thức xét tuyển dựa trên điểm thi tốt nghiệp THPT, điểm xét tuyển được tính là tổng điểm 3 môn thi và điểm ưu tiên (nếu có).
Chỉ tiêu tuyển sinh cụ thể của Học viện Nông nghiệp Việt Nam năm 2021 ở từng ngành như sau:
Học viện Nông nghiệp Việt Nam sẽ nhận hồ sơ tuyển thẳng và xét học bạ từ 1/3 - 30/4 (đợt 1) và từ 5/5 – 30/5 (đợt 2). Kết quả sẽ được thông báo sau từ 1 - 4 ngày.
Thúy Nga
Trường ĐH Giao thông Vận tải dự kiến tuyển 4.200 sinh viên cho 25 ngành học trong năm nay.
" alt=""/>Học viện Nông nghiệp Việt Nam tuyển sinh năm 2021Cô giáo Thùy Dương cũng sáng tác và biểu diễn một số ca khúc gửi tặng tuyến đầu chống dịch, giúp cho tinh thần chúng ta lạc quan, yêu đời tin tưởng vào Chính phủ, vào tinh thần đoàn kết dân tộc chắc chắn Covid-19 sẽ đẩy lùi.
Ta yêu nhau mùa covid
Nên chẳng thể gần nhau
Thương nhớ ta gửi vào
Messenger _tin nhắn
Mình yêu nhau nhiều lắm
Nhớ thực hiện 5K
Giãn cách luôn ở nhà
Ý thức phòng chống dịch
Gửi tình thương bao la
Tới những người lương y
Gian khó chẳng nề chi
Vững niềm tin anh nhé
Khi mùa dịch đi qua
Mùa xuân vui trở lại
Để tình ta thắm mãi
Xin tạc vào câu thơ.
GS.TS Nguyễn Tiến Thảo, Phó trưởng Ban Đào tạo, Giám đốc Trung tâm Khảo thí cho biết, đề tham khảo và bài thi chính thức sẽ gần giống như nhau. Do đó, thông qua đề thi tham khảo, thí sinh có thể làm quen với bố cục bài, cách thức trả lời câu hỏi để tự rút kinh nghiệm và có phương pháp làm bài tốt nhất.
Để có thể làm tốt bài thi đánh giá năng lực, GS.TS Nguyễn Tiến Thảo cũng đưa ra một số lời khuyên cho thí sinh trong quá trình ôn tập và làm bài.
GS.TS Nguyễn Tiến Thảo, Phó trưởng Ban Đào tạo, Giám đốc Trung tâm Khảo thí ĐH Quốc gia Hà Nội
Học tủ không phải cách để đạt điểm cao
GS.TS Nguyễn Tiến Thảo cho biết, bài thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia Hà Nội nhằm đánh giá 3 nhóm năng lực chính, kiểm tra kiến thức, kỹ năng của học sinh tích lũy trong quá trình học tập. Các câu hỏi được xây dựng từ cơ bản đến nâng cao, có câu hỏi vận dụng ở mức độ trung bình đến khó. Do đó, học lệch hay học tủ, thậm chí “học gạo” không phải là cách tốt nhất để đạt điểm thi cao.
“Cách thức đơn giản nhất là thí sinh hãy dành thời gian làm bài thi tham khảo trước ngày đăng ký dự thi. Trong những năm tới, Trung tâm Khảo thí sẽ cung cấp thêm một số đề thi tham khảo bên cạnh việc bổ sung liên tục các câu hỏi mới vào ngân hàng đề.
Việc làm thử đề thi tham khảo sẽ giúp thí sinh quen cấu trúc bài thi, dạng câu hỏi, tìm hiểu thêm các lĩnh vực chưa nắm rõ, tính toán thời gian cho mỗi câu hỏi và kiểm soát tiến trình làm bài để lựa chọn đáp án thích hợp nhất, giảm áp lực tâm lý khi làm bài thi chính thức”, ông Thảo nói.
Để làm tốt những câu hỏi trắc nghiệm
Đối với bài thi có câu hỏi trắc nghiệm khách quan, theo ông Thảo, điều quan trọng là thí sinh phải kiểm soát tốt thời gian làm bài bằng cách phân bổ thời gian đọc hiểu đầu bài, đọc hiểu hướng dẫn từng phần, từng câu hỏi trước khi quyết định lựa chọn đáp án.
Với mỗi phần, thí sinh cần tiết kiệm thời gian đọc hướng dẫn bằng cách làm bài thi tham khảo, sau đó có thể phân chia thời gian làm bài của từng phần theo số câu hỏi của phần đó để biết thời gian cần thiết phải hoàn thành tất cả các câu hỏi.
“Nếu có thể, thí sinh tiết kiệm thời gian của từng câu hỏi để kịp xem lại toàn bộ các câu hỏi trong một phần, làm lại các câu hỏi thí sinh cảm thấy khó trong phần đó trước khi chuyển sang phần kế tiếp.
Các em cũng lưu ý, đề thi không sắp xếp câu hỏi từ dễ đến khó mà bố cục theo lĩnh vực có tính liên ngành, một số câu hỏi tích hợp các ngành. Do đó, nếu thí sinh gặp phải một câu hỏi quá khó thì hãy làm tiếp câu hỏi tiếp theo, sau đó trở lại câu hỏi đó nếu còn thời gian”, ông Thảo gợi ý.
Một lưu ý quan trọng khác cũng được GS.TS Nguyễn Tiến Thảo nhấn mạnh là điểm bài thi được tính dựa trên tổng số câu trả lời đúng, các câu trả lời sai không bị trừ điểm. Vì thế, thí sinh nên cố gắng trả lời đủ tất cả các câu hỏi trong khoảng thời gian cho phép của từng phần.
Nếu còn thời gian, sau khi đã hoàn thành một phần, thí sinh đừng vội chuyển sang phần tiếp theo mà hãy kiểm tra lại các câu trả lời thí sinh chưa chắc chắn, bởi thí sinh sẽ không thể quay lại phần thi trước để sửa câu trả lời sau khi thời gian làm bài của phần thi đó đã hết.
Trình tự làm bài để đạt điểm cao nhất bài thi đánh giá năng lực
GS.TS Nguyễn Tiến Thảo cho biết, bài thi đánh giá năng lực sẽ gồm 3 phần là Định lượng (75 phút), Định tính (60 phút), Khoa học (60 phút). Trước khi bắt đầu mỗi phần, thí sinh cần đọc cẩn thận hướng dẫn trả lời.
“Thông thường, thí sinh hay có một chút bối rối ở phần định tính. Với phần thi này, các câu hỏi thuộc lĩnh vực văn học, ngôn ngữ nên thí sinh hãy đọc và xem xét tất cả các câu trả lời, vận dụng kiến thức, kỹ năng và tư duy theo hướng chọn đáp án cảm thấy phù hợp nhất với câu hỏi.
Ngược lại, các câu hỏi về toán học và khoa học tự nhiên thì phải tìm câu trả lời chính xác. Thí sinh có thể làm nháp và lựa chọn đáp án mà cảm thấy đúng nhất. Nếu không tìm thấy đáp án như tính toán, hãy đọc lại câu hỏi và xem xét lại tất cả các đáp án.
Điều quan trọng là thí sinh phải hiểu chính xác câu hỏi đang hỏi điều gì. Một số câu hỏi đòi hỏi người dự thi phải làm nháp, tính toán, suy luận để có đáp án đúng hay đáp án phù hợp nhất trong khi cũng có các câu hỏi dễ nhận ra đáp án thì cần phải làm nhanh.
Với các câu hỏi dễ, hãy kết thúc nhanh để giành thời gian cho các câu hỏi khó hơn. Sau khi hoàn thành câu hỏi dễ, hãy quay lại kiểm tra các câu hỏi khó trước khi chuyển sang làm phần tiếp theo.
Khi thí sinh trở lại với câu hỏi khó, hãy phát huy tư duy logic để loại bỏ những đáp án không đúng. So sánh các câu trả lời đã chọn với các câu còn lại và tìm hiểu xem chúng khác nhau ở điểm gì.
Sự khác biệt này có thể gợi ý cho thí sinh câu trả lời đúng. Hãy loại bỏ các câu trả lời sai nhiều nhất có thể, sau đó chọn đáp án dựa trên những mối liên hệ giữa các câu trả lời và đầu bài”, ông Thảo gợi ý.
Thúy Nga
ĐH Quốc gia Hà Nội, ĐH Quốc gia TP.HCM và Trường ĐH Bách khoa Hà Nội là ba đơn vị có bài thi đánh giá năng lực, bài kiểm tra tư duy trên toàn quốc.
" alt=""/>Hướng dẫn cách làm bài thi đánh giá năng lực trường ĐH Quốc gia Hà Nội